Cờ tướng là gì? Cách chơi cờ tướng giỏi và hay cho người mới

Cờ tướng là gì? Cách chơi cờ tướng giỏi và hay cho người mới

Cờ tướng là gì? Cách chơi cờ tướng có khó không? Cờ tướng là game trí tuệ đã có từ rất lâu, nó dường như là một thứ đã ngấm vào nền văn hóa của người Việt ta. Mặc dù hiện nay đã xuất hiện thêm rất nhiều trò chơi mới nhưng vẫn chưa có một bộ môn thể thao trí tuệ nào có thể thay thế hoàn toàn được cờ tướng. Bạn có tò mò sức hút của trò chơi trí tuệ này không? Đọc ngay bài viết này của 188bet và cùng bước vào thế giới cờ tướng nhé!

Vào ngay nhà cái cá cược 188bet và tham gia đánh cờ tướng online thoả thích:

Những điều thú vị trong lịch sử của cờ Tướng

Tên ban đầu của cờ Tướng là gì?

Loại cờ này vốn ban đầu không phải tên là Cờ Tướng, thuở sơ khai, Tượng Kỳ (象棋) mới là cái tên của trò trí tuệ này. Theo như một vài sách cổ nói thì cờ Tướng chủ yếu dựa vào cờ cổ Saturanga. Trong cờ cổ này xuất hiện một quân voi rất kỳ lạ, cái tên Tượng Kỳ ra đời cũng vì vậy. Ở Việt Nam thì quen gọi đây là cờ Tướng vì đây là quân quan trọng nhất, nếu mất quân Tướng thì bạn sẽ thua toàn bộ ván cờ.

Tượng Kỳ là tên gốc của cờ Tướng
Tượng Kỳ là tên gốc của cờ Tướng

Gốc tích của cờ Tướng?

Cờ Tướng đã có từ lâu đời, không biết từ bao giờ, cờ Tướng đã được coi như một thú vui cuối ngày của người dân Việt ta. Dù già hay trẻ, dù nam ai hay nữ, ai cũng yêu thích môn cờ trí tuệ này. Không rõ về thời điểm cụ thể cờ Tướng xuất hiện, chỉ biết là từ rất lâu, ngay từ thời ông cha ta môn cờ Tướng cũng đã có mặt rồi. Nếu bạn cũng tò mò thời gian xuất hiện của cờ Tướng thì lướt đọc tiếp bài viết này.

Những giả thuyết về sự xuất hiện của cờ Tướng

Giả thuyết về lịch sử của cờ Tướng khá là nhiều, nhưng nhiều người cho rằng loại cờ này xuất hiện lần đầu vào thế kỷ I TCN. Tuy nhiên, vẫn chưa có một sách báo nào nói rõ về luật chơi của loại cờ xuất hiện ở thời đầu này. Vậy nên, vẫn chưa thể kết luận được là trò chơi cổ này có mối liên hệ với cờ Tướng ngày nay.

Tiếp theo đó chính là suy đoán về cờ Tướng và thiên văn học. Vào năm 569 ở Bắc Kinh ( Trung Quốc), Bắc Kinh Vũ Đế đã chắp bút ghi cuốn sách Tượng Kinh, sách nói rằng luật chơi của cờ chủ yếu dựa vào sự chuyển động của các ngôi sao và hành tinh trên vũ trụ. Suy đoán này được khẳng định lại một lần nữa bởi Murray khi ông cho rằng có một sự ảnh hướng nhất định giữa Tượng Kỳ và tinh tú ở trên bầu trời đêm kia.

Giả thuyết cuối cùng là câu chuyện về cờ cổ Saturanga ở Ấn Độ vào thế kỷ V và VI. Một vài sách cổ nói rằng, cờ cổ Saturanga sau đi theo hai hướng. Hướng Đông là phát triển thành cờ Tướng, hướng Tây thì phát triển thành cờ Vua. Cờ Tướng hiện đại chính thức xuất hiện lần đầu tiên là ở Trung Quốc vào những năm thuộc thế kỷ thứ VII.

Thời gian cờ Tướng xuất hiện? Bàn cờ Tướng đại diện cho điều gì?

Cờ Tướng chính thức xuất hiện vào thế kỷ VII ở Trung Quốc và được người Trung hoàn thiện từng ngày theo thời gian. Nhìn vào ván cờ Tướng, có thể thấy được một trận chiến thu nhỏ đầy sống động thời chiến quốc với 32 quân cờ đại diện cho 32 binh chủng. Trong bàn cờ Tướng có: công, sông, thủ cùng cung và các quân. Những người mới chơi hầu hết đều không nhận ra trận địa của cờ Tướng, nhưng nếu như đã chơi đủ lâu thì sẽ thấy cờ Tướng như là một trận chiến đầy tính sinh tử, cực kỳ thú vị.

Bàn cờ tướng cho thấy điều gì?
Bàn cờ tướng cho thấy điều gì?

Cờ tướng có bao nhiêu quân? Sắp xếp quân cờ tướng như thế nào?

Trong bàn cờ tướng có bao nhiêu quân?

Để nhận biết nhanh được quân cờ của hai đội thì người ta thường dùng màu sắc để phân biệt, thường gặp hai màu Xanh – Đỏ hay là Đen – Trắng. Trên bàn cờ tổng cộng có 32 quân cờ, trong đó có 16 quân Xanh và 16 quân Đỏ. Mỗi người chơi sẽ được chọn màu và giữ 5 quân Tốt, 2 quân Xe, 2 quân Tượng, 2 quân Pháo, 2 quân Mã 2, quân Sĩ và 1 quân Tướng.

Tại sao quân cờ tướng 2 bên khác nhau?
Tại sao quân cờ tướng 2 bên khác nhau?

Quy định về việc sắp xếp các quân cờ trong cờ Tướng

Sắp xếp các quân cờ trong cờ Tướng là cố định chứ không được sắp xếp tự do. Khi vào ván cờ thì cần sắp các quân cờ theo đúng thứ tự như đã được quy định sẵn. Ở giữa có một khoảng trống, người ta thường gọi là Sông. Những binh sĩ không thể qua Sông gồm có: Sĩ, Tướng và Tượng.

Những quân cờ phải được sắp xếp theo đúng như luật ban đầu
Những quân cờ phải được sắp xếp theo đúng như luật ban đầu

Luật chơi cờ tướng căn bản

Miêu tả sơ qua về cách chơi của cờ Tướng để bạn có thể hình dung dễ hơn đó chính là trò chơi trí tuệ này cần sự tham gia của hai người. Trong đó, một người nắm giữ quân Đỏ ( quân Trắng ), một người cầm quân Xanh ( quân Đen). Áp dụng đúng luật của cờ và bắt được quân Tướng của đối thủ thì sẽ giành chiến thắng. Để biết được luật chơi cụ thể của cờ Tướng thì đọc tiếp bài viết nhé!

Phạm vi hoạt động của những quân cờ

Quân Tốt

Khi đang ở trong sân của mình thì quân Tốt chỉ có một hướng đi duy nhất đó là đi thẳng về trước. Tuy nhiên, khi qua sông thì hướng đi của quân Tốt linh hoạt hơn khi được phép đi thẳng hoặc đi ngang.

Quân Tốt trong cờ tướng di chuyển như thế nào?
Quân Tốt trong cờ tướng di chuyển như thế nào?

Quân Xe

Mất xe thì coi như ván cờ của bạn đã thua một nửa bởi vì quân Xe là quân cờ đa năng nhất. Quân Xe có thể di chuyển ngang hay dọc trên bàn cờ, miễn là trước nó không có quân cờ cùng màu nào cản đường.

Quân Xe trong cờ tướng di chuyển như thế nào?
Quân Xe trong cờ tướng di chuyển như thế nào?

Quân Pháo

Cũng như quân Xe, quân Pháo có thể di chuyển ngang và dọc. Quân Pháo khi muốn ăn một quân cờ khác thì cần phải nhảy qua đầu một quân khác thì mới ăn được.

Quân Pháo trong cờ tướng di chuyển như thế nào?
Quân Pháo trong cờ tướng di chuyển như thế nào?

Quân Mã

Cần phải nhớ một điều đó chính là khi quân cờ cùng màu cản đường thì quân Mã không thể di chuyển được. Nước đi của quân Mã cũng khá dài, có thể di chuyển ngang hay dọc trong 1 đến 2 ô mỗi nước đi.

Quân Mã trong cờ tướng di chuyển như thế nào?
Quân Mã trong cờ tướng di chuyển như thế nào?

Quân Sĩ

Đây là quân cờ giữ tướng, nói như vậy bởi vì Sĩ phải ở trong cung với Tướng để bảo vệ. Nếu như bạn mất Sĩ trong khi đó đối phương còn 2 Xe hoặc sử dụng Xe Mã Tốt để tấn công thì ván cờ ít nhiều có sự đe dọa.

Quân Sỹ trong cờ tướng di chuyển như thế nào?
Quân Sỹ trong cờ tướng di chuyển như thế nào?

Quân Tượng

Tượng là quân chỉ được phép di chuyển ở khu vực phía bên mình chứ không có quyền qua sông và tiếp cận Tướng của địch. Lối di chuyển của Tượng là đường chéo và di chuyển 2 ô trong 1 nước đi. Tượng sẽ có quyền di chuyển nếu như trên đường không có quân cờ nào ngáng đường. Nếu có quân chặn thì nước đi của Tượng sẽ không được tính là hợp lệ. Cũng như quân Sĩ, Tượng là quân phòng ngự, nhưng vì phạm vi di chuyển có phần rộng hơn nên Tượng được đánh giá là mạnh hơn quân Sĩ một chút.

Quân Tượng trong cờ tướng di chuyển như thế nào?
Quân Tượng trong cờ tướng di chuyển như thế nào?

Quân Tướng

Đây là quân quan trọng nhất trong cờ Tướng. Mất Tướng cũng coi như là hết cờ. Phạm vi di chuyển của Tướng không cao khi chỉ được đi trong cung với lối đi ngang dọc 1 ô. 

Quân Tướng trong cờ tướng di chuyển như thế nào?
Quân Tướng trong cờ tướng di chuyển như thế nào?

Cách chơi cờ Tướng dễ hiểu cho những người mới học

Hai người chơi khi bắt đầu ván cờ sẽ chọn ra màu cờ đại diện cho mình. Ván cờ sẽ kết thúc khi một trong 2 người ăn được Tướng của đối phương. Còn có một cách nữa đó là dồn đối thủ vào chân tường, nếu như không có lối thoát, đối thủ sẽ tự động xin thua. Có một vài thuật ngữ ở trong cờ Tướng mà đối với những bạn tay ngang không hiểu, nhưng những người chơi cờ Tướng lâu năm chắc chắn không thể không biết những từ này. Để trở thành một người sành sỏi cờ Tướng thì bạn cần lưu tâm những từ dưới đây:

  • Loại bỏ quân cờ đối thủ: Khi quân của bạn được quyền di chuyển đến những vị trí nhất định mà một trong số đó lại bị quân của đối thủ cản đường thì có thể ăn quân cờ đó. Việc ăn quân ( loại quân đó ra khỏi bàn cờ ) làm cho đội hình của đối thủ bị suy yếu đi và bạn dễ dàng nhận được chiến thắng hơn.
  • Chống tướng: Hai con tướng phải nắm tránh nhau và không được nằm trên cùng một cột dọc nếu không có quân cờ nào chắn ngang ở giữa. Nước cờ mà vi phạm luật chống tướng sẽ bị xét là không hợp lệ.
  • Chiếu tướng: Thuật ngữ này có nghĩa là quân cờ khác của bạn có thể ăn quân Tướng của đối thủ và ngược lại. Nếu như không nhanh tay nhanh mắt di chuyển quân Tướng qua vị trí khác thì bạn sẽ phải nhận thua.
  • Lùa quân: Chơi cờ Tướng cần có chiến thuật và lùa quân là một trong những cách đánh thông minh của người chơi cờ Tướng lâu năm. Người chơi sẽ dùng quân bên mình dồn quân của đối phương đến một vị trí nhất định và đánh nó ra khỏi ván cờ.

Thắng cờ Tướng trong tường hợp như thế nào?

Cờ Tướng tưởng chừng là trò chơi đơn giản nhưng thật sự đây là trò chơi trí tuệ tốn rất nhiều chất xám. Để thắng một ván cờ Tướng không hề dễ chút nào. Bạn giành chiến thắng ở trong trận tranh tài cờ Tướng khi:

  • Thế cờ của đối thủ bị bạn vây hãm và không có đường nào để di chuyển để thoát khỏi vòng vây của bạn thì bị xử thua. 
  • Chiếu quân Tướng của đối thủ
  • Đối thủ di chuyển những nước cờ vi phạm luật của cờ Tướng và không chịu thay đổi đường đi
  • Khi người chơi cùng cảm thấy không thể tiếp tục ván cờ và chủ động xin thua thì chiến thắng sẽ thuộc về tay bạn.

Kết quả Hòa trong cờ Tướng khi nào?

Cờ Tướng chúng ta thường thấy chỉ có thắng và thua, nhưng thật sự đây là môn cờ trí tuệ mà hai bên có thể giữ hòa khí với kết quả hòa. Ở những trận đấu chuyên nghiệp thì việc hai người chơi hòa nhau không hề hiếm thấy. Để biết được ván cờ Tướng hòa khi nào thì đọc ngay những điều dưới đây:

  • Khi cả hai bên đều đã bị ăn gần hết trên bàn cờ và trọng tài thấy ván cờ không thể phân thắng bại được thì trọng tài sẽ xử hòa cho đôi bên.
  • Cả hai người chơi đều vi phạm những luật cấm nghiêm trọng trong cờ Tướng và không chịu thay đổi nước đi của mình.
  • Hai người chơi đều phạm vào một luật cấm cùng lúc
  • Một trong hai người gợi ý về một trận đấu hòa và được bên đối thủ chấp nhận thì ván cờ sẽ kết thúc với kết quả hòa
  • Khi một người muốn ngỏ lời cầm hòa và dưới sự kiểm tra của trọng tài, cả hai bên đều không có khả năng ăn Tướng của đối phương thì ván cờ sẽ được trọng tài xử là hòa. Lưu ý là trường hợp này chỉ diễn ra khi trọng tài đã kiểm tra đủ mỗi bên đi được 60 bước.

Ngoài ra, bạn cần làm rõ khái niệm nước đi của cả ván cờ với nước đi của ván cờ có tiến triển. Ván cờ sẽ được coi là hòa khi mà tổng số nước đi là 300. Ngược lại thì ở ván cờ có tiến triển chỉ cần 30 nước đi là đã được xử hòa. Nếu như bạn chưa biết thì ván cờ có tiến triển là ván cờ khi có quân bị ăn hoặc những quân Tốt đã ở phía bên kia sông tiến lên một bước.

Một ván cờ Tướng có những giai đoạn nào?

Khai cuộc

Khi bắt đầu trận đấu, cả hai bên chỉ có 5 đến 12 nước đi thì được gọi là khai cuộc. Nền móng lúc đầu luôn luôn quan trọng, không phải tự nhiên mà nói vậy bởi vì theo như nghiên cứu thì khai cuộc chiếm tới 40% phần thắng của một ván cờ. Trong khi đó thì tỷ lệ giành chiến thắng của trung và tàn cuộc chỉ chiếm 30% mà thôi. Có hai loại khai cuộc chính trong cờ Tướng đó là: Khai cuộc pháo đầu và khai cuộc không pháo đầu.

Trung cuộc

Cờ tướng là loại cờ mà bạn càng có nhiều chiến thuật thì càng dễ giành được chiến thắng. Đây là điểm hay ở loại cờ này vì mỗi lần thay đổi chiến thuật sẽ là một cách đánh mới giúp bạn không bị nhàm chán. Có lẽ đây cũng chính là lý do mà suốt bao nhiêu năm qua, cờ Tướng vẫn luôn là bộ môn trí tuệ không có trò chơi nào có thể thay thế được. 

Chiến thuật ở Trung cuộc

  • Bắt đôi: Đuổi bắt hai quân cùng một lúc
  • Nội kích: Đánh quân địch từ phía trong
  • Sử dụng chiến thuật kích thẳng vào Tướng, chủ yếu đánh vào tâm lý đối thủ
  • Sử dụng kế chiếu Tướng để ăn quân của đối phương
  • Tả hữu giáp công: Đánh từ hai cánh đánh vào
  • Điệu hổ ly sơn: Khiến cho quân cờ của đối phương phải di chuyển tới một vị trí khác để thuận lợi hơn cho việc bắt Tướng
  • Dẫn dụ: Dụ đối phương di chuyển quân cờ đến một vị trí mà bạn đã đặt bặt sẵn. Sau đó chặn đầu và tấn công nhằm ăn Tướng.
  • Tạo ách tắc: Bằng cách thí quân, người chơi có thể khiến cho đối thủ bị bí đường và có thể thua cuộc bất cứ lúc nào. 
  • Ngăn trở, chia cắt: Di chuyển các quân cờ sao cho các quân cờ của đối thủ không có sự liên kết nào với nhau. Từ đó, không tạo được sự uy hiếp cho việc giữ Tướng của bạn.
  • Khống chế: Linh hoạt trong việc sử dụng các quân cờ nhằm hạn chế phạm vi hoạt động quân cờ đối thủ.
  • Dịch chuyển: Khi áp dụng chiến lược này ở trên ván đấu cờ Tướng thì cần phải tính toán kỹ nước đi của từng quân cờ.
  • Trợ sức: Các quân cờ với những nước đi có sự liên kết chặt chẽ và cùng nhau chiếu Tướng.
  • Vu hồi: Khiến đối thủ bất ngờ bằng cánh quân của đối phương từ đằng sau
  • Qua lại: Chiến lược dùng để phòng ngự khi quân của đối thủ dâng lên
  • Vây điểm diệt viện: Xác định chính xác quân cờ của đối thủ, áp sát và kìm hãm đường đi của quân cờ này. Khi đối thủ đưa quân cứu viện đến thì đánh quân cứu viện.
  • Nước đợi chờ: Lùi một bước để tiến hai bước là cách chơi của chiến thuật này.
  • Giam quân: Hạn chế đường đi của những quân cờ có nước đi lớn như quân Xe, quân Pháo,.. Và sử dụng những quân cờ còn lại để chiếm ưu thế ở trên bàn cờ.

Ngoài ra còn có những chiến thuật khác như là bao vây, quấy nhiễu, vừa đỡ vừa trả đòn cho đối phương.

Trung tàn

Đã trải qua 2/3 quãng đường của trận đấu, đây là báo hiệu của một trận đấu sắp đi đến hồi kết. Ở giai đoạn này, hầu như hai bên đều đã mất một quân Xe. Vì quân Xe là quân được cho là mạnh nhất trong cờ Tướng nên nếu như ở giai đoạn Trung Tàn mà cả hai người chơi đều bị ăn 2 Xe thì trận đấu sẽ kéo dài hơn bình thường. Lúc này, người ta gọi đây là cờ đi bộ.  

Tàn cuộc

Tàn cuộc là giai đoạn mà người chơi đã có thể nhìn thấy kết quả dựa vào thế cờ. Có 3 loại tàn cuộc, bao gồm: 

  • Cờ tàn thực dụng: Kết quả thắng thua của ván cờ vô cùng rõ ràng, các chuyên gia đưa ra nhận định cùng những lời góp ý cho những nước đi sai lầm của hai tuyển thủ.
  • Cờ tàn thực chiến: Không có một sự phân định thắng thua rõ ràng ở ván cờ này.
  • Cờ tàn nghệ thuật ( Cờ thế): Đây là dạng cờ đề cao tính nghệ thuật khi mà các quân cờ được sắp xếp không theo trật tự mà theo những hình dạng mang tính sáng tạo cao.

Sát cuộc

Người chơi dùng một hay nhiều quân cờ để ăn Tướng của đội đối thủ thì được gọi là sát cuộc.

Những cách chơi cờ Tướng mới lạ, ấn tượng nên tham khảo

Cờ bỏi

Cờ bỏi là loại cờ dùng sức người và được thi đấu ở một cái sân có diện tích rất rộng. Cái sân này sẽ được kẻ ô và đánh dấu như một bàn cờ Tướng bình thường. Điểm khác biệt ở đây đó chính là cờ bỏi sử dụng sức người để di chuyển các quân cờ. Sẽ có 32 cái biển ghi đầy đủ tên của 32 quân cờ. Mỗi lần đi cờ thì trống bỏi sẽ được đánh lên và người chơi sẽ cầm biển của quân cờ đó di chuyển tới vị trí mình muốn đánh.

Cờ người

Cờ người cũng được diễn ra ở trên một cái sân lớn ( thường là sân đình của làng). Cờ người thường có sự góp mặt của những nam thanh nữ tú ở trong làng. Để dễ nhận biết các quân cờ thì mỗi người sẽ có phục trang khác nhau. Ví dụ như:

  • Quân Tướng: Người chơi sẽ đội mũ tướng, chân mang hài thêu, đồ mặc trịnh trọng và được che nắng bằng lọng
  • Quân Sĩ: Mũ có cánh chuồn sắc vàng là điểm nhận diện của quân Sĩ
  • Những quân cờ khác sẽ cầm theo một chiếc trượng được điêu khắc cực kỳ tỉ mỉ và đẹp mắt. Lưu ý là nam mặc áo đỏ và nữ thì mặc áo vàng.

Hồi trống vang lên một lần khi chuyển lượt giữa hai người. Khi Tướng có nguy cơ bị đối phương chiếu thì tiếng trống dồn dập. Người đại diện cho quân cờ có sự chậm chạp trong quá trình di chuyển cũng sẽ bị đánh một hồi trống nhắc nhở.

Cờ tưởng

Không phải ai cũng chơi được cờ Tưởng. Cờ Tưởng là cờ mà người chơi phải tự tưởng tượng bàn cờ cũng như nước đi của mình ở trong đầu. Đây là loại cờ hợp với cao thủ, những người tay ngang mới tập chơi cờ Tướng thì phải mất một thời gian dài rèn dũa mới đạt được trình độ chơi cờ Tưởng.

Cờ một thế trận

Trong ván cờ Tướng, người chơi kiên trì với duy nhất một thế trận mà bản thân đã vạch ra từ trước.

Cờ chấp

Những người không cùng trình độ khi chơi chung một ván cờ thì thường những người giỏi hơn sẽ nhường người yếu thế hơn. Có hai loại chấp cờ thường gặp đó là chấp quân và chấp nước đi.

  • Chấp quân: Những quân bị chấp sẽ không được phép tham gia vào ván cờ này. Người ta thường hay chấp những quân mạnh như: Xe, Pháo, Mã.
  • Chấp nước đi: Người được chấp sẽ được đi trước từ 2 đến 3 bước sau đó mới đến người chấp ra quân. Ở những lượt được chấp thì người có năng lực kém hơn không được đưa quân sang sông hoặc loại bỏ quân của người chấp ra khỏi ván cờ. Thường thì người ta thường sẽ chấp từ 3 bước đi trở xuống.

Cờ úp

Cờ Úp là loại cờ đặc biệt mà đến giờ vẫn nhiều người chưa biết. Để chơi cờ úp thì ban đầu, cả hai người chơi sẽ lật ngược quân cờ lại và xáo trộn chúng, chỉ chừa lại 2 quân Tướng là không úp lại mà thôi. Khi đã úp các quân cờ xuống thì bắt đầu sắp xếp các quân cờ như một ván cờ bình thường. Sau khi di chuyển một quân cờ thì lật ngửa nó lên để xem thử đó là quân nào. Tiếp theo là áp dụng luật đi của cờ ngửa đối với quân cờ đó.

Những điều thú vị ở trong cờ Úp là: 

  • Quân Sĩ được phép hoạt động ngoài cung với hướng đi là đường chéo
  • Quân Tượng có thể sang sông
  • Ở sân nhà, Quân Tốt có thể đi thẳng lên từ dưới đường biên ngang sân nhà. Khi quân Tốt di chuyển qua sân nhà đối thủ thì được phép đi ngang.

Cờ Tam quốc

Cách chơi cờ Tướng, đặc biệt là cờ Tam Quốc khiến nhiều người rất tò mò. Cụ thể, bàn cờ này không giống bàn cờ thông thường ( chơi 2 người) mà nó là hình lục giác ( chơi 3 người). Dễ hiểu hơn thì chúng ta sẽ tìm hiểu về một ví dụ điển hình. Cụ thể như tướng của đội A bị đội B chiếm, thì tất cả quân cờ của đội A sẽ sáp nhập vào đội B. Nói ngắn gọn là đội B hiện tại đang nắm giữ 2 Tướng, 4 Xe, 4 Tượng,…

Cờ 3 người - Cờ tam quốc
Cờ 3 người – Cờ tam quốc

Cờ thế

Cờ thế là cờ mà khi bắt đầu ván, các quân cờ sẽ không đứng ở vị trí ban đầu mà nó đã di chuyển tới những vị trí khác. Đây giống như một ván cờ đang chơi dở dang và bạn có nhiệm vụ kết thúc ván cờ chưa hoàn thiện này. Bạn cần phải thắng hoặc ít nhất là cầm hòa được đối thủ bằng những nước đi theo yêu cầu.

Cách chơi cờ Tướng có khó hay không? Chơi cờ Tướng căn bản không khó, nhưng nếu muốn trở thành nhân tài trong làng cờ Tướng thì bạn cần phải rèn dũa và đúc kết kinh nghiệm nhiều. Bài viết ở trên chia sẻ những cách đánh cờ tướng hay cùng cách chơi cờ tướng giỏi. Hy vọng thông tin của game cờ online trên sẽ là nền móng vững chắc cho bạn trên con đường chinh phục bộ môn đầy tính trí tuệ này.

Xem thêm:

Ý nghĩa đằng sau trò chơi cờ vây là gì? Cờ vây chơi như thế nào?

Luật chơi cờ vua như thế nào? Nguồn gốc của cờ vua ra sao?

Thông tin cơ bản về Cờ tỷ phú – Cờ tỷ phú chơi như thế nào?