Hậu vệ là gì? Chia sẻ về vai trò của vị trí hậu vệ trong bóng đá

Hậu vệ là gì? Chia sẻ về vai trò của vị trí hậu vệ trong bóng đá

Trong một đội hình bóng đá, có rất nhiều vị trí đảm nhiệm các vai trò khác nhau nhằm góp phần vào chiến thắng của toàn đội. Như vậy, hậu vệ là gì và có vai trò như thế nào trong mỗi trận đấu? Hậu vệ chính là một nhân tố quan trọng đảm nhận vai trò cản phá bóng và bảo vệ khung thành mỗi khi đội bạn triển khai tấn công. Trong đó, hậu vệ cũng được chia thành nhiều vị trí khác nhau như hậu vệ biên, hậu vệ cánh trái, cánh phải, hậu vệ biên tấn công,… Để hiểu rõ hơn, 188bet sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Hậu vệ là gì?

Vị trí hậu vệ ở Việt Nam sẽ được viết tắt là HV. Còn vị trí này ở sân chơi quốc tế thường sẽ được ghi là DF. Hậu vệ được biết đến là những cầu thủ nắm giữ vị trí ở sau hàng tiền vệ. Nhiệm vụ của vị trí này đó chính là ngăn chặn những cú sút bóng của đối thủ vào khung thành.

Trong bóng đá hiện nay, hậu vệ được phân chia thành hai loại là hậu vệ cánh và hậu vệ trung tâm. Trong đó, hậu vệ trung tâm chính là trung vệ còn hậu vệ cánh hay được gọi với tên gọi khác là hậu vệ biên. Để tìm hiểu rõ nét về các vị trí hậu vệ này, bạn hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây nhé.

Vị trí hậu vệ với nhiệm vụ cản phá bóng từ các đợt tấn công của đối thủ
Vị trí hậu vệ với nhiệm vụ cản phá bóng từ các đợt tấn công của đối thủ

Những vị trí hậu vệ chính thức trong bóng đá

Hậu vệ trung tâm là gì?

Trung vệ

Như đã chia sẻ, hậu vệ trung tâm còn có tên gọi khác là trung vệ. Vị trí này có tên gọi quốc tế là Center Back và ở trong những trận bóng đá quy mô lớn sẽ được viết tắt là CB.

Nhiệm vụ của vị trí trung vệ trong các trận đấu đó chính là ngăn cản đối thủ tiếp cận vào khu vực khung thành của đội mình. Trung vệ được xem như là một cánh tay đắc lực hỗ trợ thủ môn phá bóng, bảo vệ khung thành và ngăn cản bóng lăn vào trong khu vực cấm địa của đội mình.

Minh họa vị trí trung vệ (màu đỏ) trong sơ đồ 4-4-2
Minh họa vị trí trung vệ (màu đỏ) trong sơ đồ 4-4-2

Trong đội hình thi đấu của mỗi đội bóng sẽ có hai cầu thủ đảm nhiệm vị trí trung vệ. Vị trí của họ sẽ là đứng chắn trước khung thành. Đối với vị trí trung vệ, chiến thuật thường được sử dụng nhiều nhất đó là một kèm một và phòng thủ khu vực. Trong đó, chiến thuật phòng thủ khu vực có nghĩa là mỗi cầu thủ đảm nhận vị trí trung vệ sẽ phải bảo vệ một khu vực nhất định. Còn một kèm một lại là chiến thuật mà trung vệ sẽ bám sát và kèm một cầu thủ đối phương. Đồng thời, với chiến thuật này, trung vệ có thể di chuyển linh hoạt và không nhất thiết phải chỉ bảo vệ ở một khu vực nhất định trên sân bóng.

Thông qua các trận đấu, có thể thấy phần lớn các cầu thủ trung vệ đều có chiều cao vô cùng nổi bật. Họ có khả năng xoạc bóng và đánh đầu chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình thi đấu, trung vệ cũng cần phải có thêm các kỹ năng chuyền bóng để đem đến những đường chuyền chính xác cho động đội của mình. Một trận đấu sẽ thiếu đi sự phối hợp ăn ý giữa hàng thủ và hàng công nếu như vị trí trung vệ không biết cách chuyền bóng mà chỉ chú trọng đến nhiệm vụ cản phá bóng.

Hậu vệ trung tâm sẽ đứng trước khung thành để cản phá bóng
Hậu vệ trung tâm sẽ đứng trước khung thành để cản phá bóng

Với nhiệm vụ chính là tập trung vào việc phòng thủ cho nên trung vệ sẽ có vị trí thi đấu hầu hết ở phần nửa sân sau. Thế nhưng đối với các tình huống đá phạt góc xảy ra ở nửa sân đối thủ thì trung vệ sẽ thường di chuyển đến vùng cấm địa. Mục đích của việc di chuyển này đó chính là tận dụng chiều cao nổi bật của mình để đưa bóng vào khung thành đối thủ.

Trên đấu trường bóng đá hiện nay, một số hậu vệ vô cùng xuất sắc có thể kể đến như: Raphaël Varane, Leonardo Bonucci, Diego Godín, John Stones, Kalidou Koulibaly, Sergio Ramos, Virgil van Dijk, Stefan de Vrij, Milan Škriniar, Matthijs de Ligt, Gerard Piqué, Thiago Silva, Samuel Umtiti, Giorgio Chiellini, Marquinhos.

Hậu vệ quét

Vị trí hậu vệ quét được viết tắt là SW với tên gọi quốc tế là Sweeper. Cầu thủ đảm nhận vị trí này sẽ có nhiệm vụ quét bóng trong trường hợp đối thủ di chuyển vượt qua được hàng hậu vệ thấp nhất trong đội bóng của mình. So với các hậu vệ khác như hậu vệ cánh trái hay hậu vệ cánh phải thì hậu vệ quét có phạm vi di chuyển linh hoạt và tự do hơn bởi vì phải theo sát kèm cặp tiền đạo đội bạn.

Hậu vệ quét (màu đỏ) trong sơ đồ thi đấu 5-3-2
Hậu vệ quét (màu đỏ) trong sơ đồ thi đấu 5-3-2

Trong một trận đậu, hậu vệ quét không phải là vị trí mà chúng ta có thể coi thường và lơ là. Các cầu thủ đảm nhận vị trí này sẽ có khả năng chuyền bóng cũng như giữ bóng cực kỳ tốt, có thể là tốt hơn cả cầu thủ hậu vệ trung tâm. Không những thế, để trở thành một hậu vệ quét giỏi, yếu tố không thể thiếu ở vị trí này đó chính là khả năng phản công và khả năng đọc nhịp trận đấu. Hậu vệ quét cần phải nhanh chóng bắt được nhịp độ của trận bóng và dự đoán chính xác được đường chuyền tiếp theo của cầu thủ đội bạn. Ngay sau đó, cần thực hiện việc quét bóng để giành lấy bóng từ chân đối thủ và chuyền về cho cầu thủ đội mình. Với nhiệm vụ là thế nhưng hầu hết các cầu thủ hậu vệ quét sẽ chủ yếu nắm giữ vai trò phòng thủ.

Vào những năm 1960, trong hệ thống bóng đá Ý đã cho rằng khu vực thi đấu của hậu vệ quét truyền thống chỉ là khu vực ở phía sau sân bóng. Nhưng qua nhiều năm thay đổi thì vị trí này đã được phát triển khá nhiều lên thành tiền vệ thủ.

Hậu vệ quét đảm nhận vai trò kèm sát tiền đạo đối thủ
Hậu vệ quét đảm nhận vai trò kèm sát tiền đạo đối thủ

Với vị trí hậu vệ quét này, ta có thể kể đến những cái tên xuất sắc và vô cùng nổi tiếng chẳng hạn như: Franco Baresi, Franz Beckenbauer, Daniel Passarella, Matthias Sammer, Ruud Krol, Laurent Blanc, Bobby Moore, Gaetano Scirea, Lothar Matthäus,…

Hậu vệ cánh là gì?

Trong quá trình đi tìm hiểu hậu vệ là gì, ta có thể thấy rằng hậu vệ cánh là một vị trí vô cùng quan trọng. Vị trí này còn thường được gọi với tên gọi khác là hậu vệ biên. Hậu vệ biên được phân thành hậu vệ cánh trái và hậu vệ cánh phải.

Hậu vệ biên

So với những vị trí hậu vệ khác thì cầu thủ đảm nhận vị trí hậu vệ biên có thể di chuyển đến các khu vực khác trên sân đấu chứ không nhất thiết chỉ phải đứng ở gần khu vực cầu môn. Tuy nhiên khi nhìn về bản chất thì nhiệm vụ chính của hậu vệ biên, bao gồm cả hậu vệ cánh trái và hậu vệ cánh phải cũng vẫn sẽ là bảo vệ khung thành, ngăn không cho đối thủ phá lưới đội nhà.

Cụ thể, hậu vệ biên sẽ có chức năng kèm cặp, theo sát các cầu thủ tiền đạo tối thủ. Trường hợp nhận thấy ý định dứt điểm của cầu thủ đối bạn thì hậu vệ biên sẽ phải cản phá kịp thời và di chuyển về bảo vệ khung thành của mình. Trong đó, hậu vệ biên cần phải có kỹ năng chặn đầu bóng của đối thủ trước khi họ dẫn bóng vào khu vực cấm địa bằng các cú xoạc bóng, cắt bóng chính xác.

Đội hình thi đấu 4-4-2 với vị trí hậu vệ cánh hai bên (màu đỏ)
Đội hình thi đấu 4-4-2 với vị trí hậu vệ cánh hai bên (màu đỏ)

Nếu như sử dụng đội hình thi đấu truyền thống là đội hình 2-3-5 thì hai cầu thủ hậu vệ biên sẽ nằm ở vị trí cuối hàng hậu vệ. Hiện nay, phạm vị di chuyển của hậu vệ biên đã được mở rộng hơn. Họ có thể được phép di chuyển vào giữa khu vực hậu vệ để lấy đầy các khoảng trống trên sân.

Hậu vệ biên hiện nay và hậu vệ biên truyền thống kiểu Anh có gì khác nhau?

Ở giai đoạn thế kỷ XX, hậu vệ biên kiểu Anh truyền thống sẽ có lối đá một cách có chủ ý vào chân đối thủ để cướp bóng. Đây là một hành động đi bóng được xem là đúng luật tại Anh. Tuy nhiên, điều này lại được liệt vào danh sách các hành vị xấu không được chấp nhận tại các quốc gia khác. Chính vì thế mà ở những trận bóng đá quy mô quốc tế, hành vi này đã tạo nên nhiều sự tranh cãi vô cùng lớn.

Hiện nay, hành vi cướp bóng bằng cách đá vào bóng đối thủ đã không còn được chấp nhận và không được phép xảy ra dù là ở bất cứ trận đấu nào. Trong quá trình tranh giành bóng, nếu như cầu thủ trực tiếp ngáng chân và đá vào cầu thủ đối phương thì sẽ phải nhận hình thức phạt. Cụ thể ở đây là bị thẻ đỏ và ở những trận bóng tiếp sau đó sẽ bị treo giò cấm thi đấu. Cũng chính vì điều luật này mà hậu vệ biên hay hậu vệ cánh hiện nay cần phải có kỹ năng tốt và đảm nhận được nhiều vai trò khác nữa.

Hậu vệ cần có vững kiến thức thi đấu để tránh phạm lỗi
Hậu vệ cần có vững kiến thức thi đấu để tránh phạm lỗi

Vai trò chính của hậu vệ biên trong một trận đấu bóng đá?

Nhìn chung có thể thấy rằng hậu vệ biên sẽ thiên về việc đảm nhận vai trò hỗ trợ cho hàng công. Hậu vệ biên trong một trận đấu sẽ có xu hướng dâng bóng cao và chuyền lại về cho tiền đạo hoặc tiền vệ. Những cầu thủ ở vị trí này thường sẽ có có thể lực rất tốt và khả năng chuyền bóng chuẩn sát để có thể di chuyển lên xuống nhanh chóng nhằm hỗ trợ đồng đội. Đôi khi hậu vệ biên có thể kiến tạo bàn thắng hoặc cũng có thể tự họ ghi được bàn thắng.

Hậu vệ biên tấn công là gì?

Hậu vệ biên tấn công có tên gọi quốc tế khá đa dạng như Wingback, Left Wingback và Right Wingback. Ở các trận đấu lớn, vị trí này cũng có thể được viết tắt thành WB, LWB và RWB.

Với sơ đồ đội hình 3-5-2, nhiệm vụ của hậu vệ biên tấn công sẽ không khác gì một tiền vệ. Thế nhưng, trong đội hình 5-3-2 thì hậu vệ biên tấn công cần phải phát huy chức năng nhiều hơn nữa so với vị trí hậu vệ thông thường. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa tiền vệ cánh và hậu vệ biên sẽ hình thành nên một hậu vệ biên tấn công. Trường hợp đội bóng thi đấu với đội hình không có tiền vệ cánh, lúc này để đội nhà có thể nằm kèo trên thì hậu vệ biên cần phải hiểu và đọc trận đấu một cách kỹ lưỡng hơn.

Sơ đồ 5-2-3 với vị trí hậu vệ biên tấn công hai bên mép sân
Sơ đồ 5-2-3 với vị trí hậu vệ biên tấn công hai bên mép sân

Một hậu vệ biên tấn công cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố như thể lực tốt, khả năng tạt bóng, phòng thủ chính xác và hiệu quả mỗi khi đối đầu với sự tấn công của tiền vệ đội bạn. Khi hậu vệ cánh dâng cao thì sẽ nhận được sự hỗ trợ của tiền vệ thủ để có thể kết hợp với tiền đạo và tiền vệ tấn công vào khung thành đối thủ.

Với vị trí hậu vệ biên tấn công, 188bet sẽ giới thiệu đến bạn một số cầu thủ nổi tiếng trong giới bóng đá hiện nay. Chẳng hạn như Achraf Hakimi, Juan Cuadrado, Dani Carvajal, Trent Alexander-Arnold, João Cancelo, Joshua Kimmich, Jordi Alba, Andrew Robertson, Kyle Walker, Alphonso Davies, Luke Shaw, Ben Chilwell.

Bật mí cách trở thành một cầu thủ hậu vệ giỏi

Cầu thủ đảm nhận vị trí hậu vệ có thể là hậu vệ cánh trái, hậu vệ cánh phải hay cũng có thể hậu vệ biên tấn công. Mỗi vị trí hậu vệ sẽ có phạm vi di chuyển khác nhau, do đó cầu thủ cần phải nắm được các quy định, nguyên tắc thi đấu để hạn chế phạm lỗi. Để trở thành một hậu vệ giỏi, cầu thủ cần phải đảm bảo được những yếu tố sau:

  • Bởi vì nhiệm vụ chính của hậu vệ chính là hỗ trợ tấn công. Vì vậy khả năng đọc vị trận đấu và khả năng bảo vệ khung thành là điều luôn cần có ở mỗi cầu thủ hậu vệ. Không những thế, một hậu vệ giỏi sẽ là người biết cách đoạt bóng khéo léo từ chân đối thủ để không phạm lỗi.
  • Một cầu thủ ở vị trí hậu vệ cần có thể lực và khả năng chạy tốt để có thể đuổi theo kịp tiền vệ và tiền đạo của đội đối thủ.
  • Ngoài thể lực tốt, chiều cao nổi bật thì sức bền và dẻo dai chính là một điểm mạnh để giúp hậu vệ có thể bảo vệ khung thành đội mình tốt hơn. Trong các cú đá phạt, chiều cao của hậu vệ sẽ là điểm cộng tuyệt đối cho những cú đánh đầu để làm thủng lưới đối thủ.
  • Hậu vệ cần nắm được tình hình toàn bộ trận đấu, biết cách quan sát và dứt khoát trong các cú sút chuyền bóng cho đồng đội. Nếu như một hậu vệ không có khả năng xử lý bóng và chuyền bóng hiệu quả thì xác suất bị đội bạn cướp bóng là rất cao. Từ đó, sẽ làm giảm thiểu cơ hội giành chiến thắng cho đội mình.

Như vậy, những thông tin kiến thức cá cược về hậu vệ là gì đã được 188bet chia sẻ chi tiết qua bài viết vừa rồi. Có thể thấy hậu vệ có vai trò rất lớn trong việc hạn chế các bàn thua cho đội nhà cũng như cản phá các đợt tấn công từ đối thủ. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức hơn về vị trí hậu vệ bóng đá nhé.

Xem thêm:

Bật mí cách trở thành một cầu thủ tiền vệ giỏi

Bí quyết cách trở thành một thủ môn bóng đá xuất sắc

Phương pháp để trở thành một tiền đạo bóng đá chuyên nghiệp