Tiền vệ là gì? Vai trò của vị trí tiền vệ trong bóng đá

Tiền vệ là gì? Vai trò của vị trí tiền vệ trong bóng đá

Tiền vệ là gì và đảm nhiệm nhiệm vụ gì trong các trận đấu bóng đá? Để bóng có thể được chuyền đến tiền đạo và ghi bàn thì tiền vệ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Như vậy tiền vệ hiện nay được chia thành những vị trí nào? Và những yếu tố cần thiết để trở thành một tiền vệ giỏi sẽ được 188bet bật mí ngay sau đây.

Giải thích tiền vệ là gì?

Trong một đội hình bóng đá, số lượng cầu thủ sẽ gồm 14 người và chia thành 4 vị trí cụ thể khác nhau gồm hậu vệ, tiền vệ, thủ môn và tiền đạo. Trong đó, tiền vệ sẽ đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Giải thích tiền vệ là gì?
Giải thích tiền vệ là gì?

Theo tên tiếng anh, tiền vệ được gọi là Midfielder (viết tắt là MF) với vị trí chơi bóng ở giữa sân. Cụ thể, cầu thủ đảm nhận vị trí tiền vệ sẽ chơi ở dưới cánh tiền đạo và ở ngay cạnh bên cánh hậu vệ. Nhiệm vụ chính của tiền vệ đó chính là làm cầu nối chuyền bóng lên bên trên cho cánh phòng ngự. Đồng thời, họ còn một nhiệm vụ nữa đó là giúp đỡ và giải vây cho cánh phòng ngự khỏi sự kèm cặp của đối thủ.

Một tiền vệ cầu phải có những yếu tố nào?

Với trách nhiệm nặng nề đặt trên vai, vị trí tiền vệ cần phải đảm bảo được các yếu tố cần thiết để giúp đội nhà gia tăng được khả năng chiến thắng.

Yếu tố đầu tiên mà một tiền vệ không thể thiếu đó chính là thể lực tốt. Trong 90 phút thi đấu, tiền vệ sẽ có phạm vi di chuyển rất rộng trên sân với nhiệm vụ phòng ngự và tấn công. Do vậy thể lực sẽ giúp ích cho cầu thủ tiền vệ rất nhiều trong việc kiểm soát và chuyền bóng. Không những thế, đối với các tiền vệ trung tâm, họ phải hoạt động nhiều trong khu vực giữa sân và đây cũng là nơi diễn ra các cuộc tranh giành bóng nảy lửa. Chính vì điều này là các cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ sẽ mất rất nhiều sức lực.

Những yếu tố không thể thiếu của một tiền vệ
Những yếu tố không thể thiếu của một tiền vệ

Yếu tố tiếp theo cần có ở một người tiền vệ đó chính là nắm vững các kỹ thuật chơi bóng cơ bản như tắt bóng, chuyền bóng, tạt bóng,… Với kỹ thuật chuyền bóng, các cầu thủ tiền vệ cần phải có khả năng kiểm soát tốt. Từ đó, mới có thể dẫn bóng chính xác đến các vị trí tiền đạo. Đây cũng là một kỹ năng giúp ích cho tiền vệ trong việc hỗ trợ cánh hậu bên dưới ở các tình huống phòng ngự. Ngoài ra, kỹ năng sút bóng xa đến các vị trí khác của đồng đội cũng rất quan trọng.

Những vị trí tiền vệ cơ bản trong bóng đá

Tiền vệ trung tâm – Center Midfielder (CM)

Tên tiếng Anh của tiền vệ trung tâm là Center Midfielder và thường được viết tắt là CM. Nếu là một người hâm mộ bóng đá lâu năm, chắc hẳn ai cũng sẽ biến được tiền vệ trung tâm là một vị trí được xem như là xương sống của toàn đội. Một cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ trung trung cần phải đảm bảo được khả năng tấn công và thu bóng tốt. Đồng thời, cầu thủ này cũng phải có được kỹ thuật chuyền bóng, giữ bóng và kỹ năng quan sát chính xác.

Vị trí tiền vệ trung tâm
Vị trí tiền vệ trung tâm

Tiền vệ trung tâm sẽ có phạm vi chơi bóng ở vị trí giữa sân. Đây là nơi xuất hiện những pha tranh chấp bóng khốc liệt nhất. Ở vị trí này, ta có thể kể đến những cái tên vô cùng nổi bật như Frank Lampard, Xavi, Iniesta, Roy Keane, Steven Gerrard hay một vài cầu thủ mới nổi hiện nay như Jordan Henderson, Luka Modric, Ivan Rakitic.

Tiền vệ phòng ngự – Defensive Midfielder (DM)

Vị trí tiền vệ phòng ngự được viết tắt là DM, tên gọi đầy đủ là Defensive Midfielder. Đây là một vị trí của các tiền vệ trung tâm nhưng phạm vị chơi bóng lại ở cánh trên của hàng phòng ngự.

Chức năng của một tiền vệ phòng ngự không khác gì so với một hậu vệ. Cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cánh dưới, chặn đường đi bóng của đối thủ để hạn chế việc đối thủ ghi bàn.

Vị trí tiền vệ phòng ngự
Vị trí tiền vệ phòng ngự

Mặc dù không được nhắc tên nhiều trong các trận đấu thế nhưng tiền vệ phòng ngự lại có vị trí cực kỳ quan trọng. Để đảm nhận vai trò này một cách tốt nhất, tiền vệ phòng ngự cần có được các yếu tố sau:

  • Biết cách hỗ trợ đồng đội trong việc ngăn bóng và ngăn cản đối thủ ghi bàn.
  • Vị trí tiền vệ phòng ngự phải luôn có mặt kịp thời trong việc hỗ trợ tiền vệ cánh, hậu vệ cánh biên khi họ chưa kịp lùi về khi mới dâng cao tấn công.
  • Trong lúc nguy hiểm cần tham gia tấn công, tiền vệ phòng ngự cần phải nhanh chóng thích ứng và chơi như một trung vệ.
  • Phải luôn biết cách tạo các khoảng không gian rộng để đón bóng từ trung vệ. Sau đó, chuyền bóng cho cầu thủ đồng đội ở hai bên hoặc triển khai tấn công.
  • Tiền vệ phòng ngự phải luôn kèm theo sát tiền vệ trung tâm của đối thủ để kiểm soát và khống chế áp lực ở trung lộ.
  • Trong một số trường hợp cần thiết, tiền vệ phòng ngự phải nhanh chóng di chuyển lùi về hai bên để ngăn chặn các pha chuyền bóng từ cánh lên trung lộ.

Tiền vệ trụ – Deep-lying Midfielder (DLM)

Tiền vệ trụ với tên gọi quốc tế là Deep-lying Midfielder, viết tắt là DLM. Tiền vệ trụ có chức năng tương đối giống với tiền vệ phòng trừ. Tuy nhiên, ở vị trí này, cầu thủ sẽ không cần phải tham gia quá nhiều vào các tình huống phòng ngự. Mà nhiệm vụ chính của các cầu thủ chính là quan sát kỹ trận đấu và kịp thời lùi về sau để có thể triển khai tấn công nhanh nhất lên trên khi nhận được bóng từ cánh dưới.

Hầu hết các cầu thủ tiền vệ trụ có kỹ năng phòng ngự không tốt như các cầu thủ chuyên chơi tại vị trí phòng ngự. Chính vì vậy mà trong đội hình thi đấu, tiền vệ phòng ngự sẽ được sắp xếp chơi tại vị trí ngay dưới để có thể hỗ trợ tiền vệ trụ ngay khi cần thiết. Tuy nhiên, các cầu thủ tiền vệ trụ vẫn phải đảm bảo đủ các kỹ năng chuyền bóng, suy đoán tình hình và khả năng quan sát đường bóng chính xác.

Vị trí tiền vệ trụ - DLM
Vị trí tiền vệ trụ – DLM

Trong một trận đấu, những tình huống đi bóng bất ngờ đều xuất phát từ tiền vệ trụ. Mặc dù chơi ở vị trí được xem là thấp nhất trong hàng tiền vệ. Thế nhưng họ vẫn có đủ thời gian lẫn không gian để thực hiện các cú sút quyết định cho đội bóng của mình.

Với sơ đồ đội hình trong bóng đá hiện nay, tiền vệ trụ chính là sự kết hợp giữa tiền vệ phòng ngự và tiền vệ trung tâm. Chính vì vậy mà vị trí này đối với nhiều người còn khá mới mẻ. Ở vị trí tiền vệ trụ, ta có thể kể đến một vài cầu thủ nổi bật như Carlo Ancelotti, David Silva, Demetrio Albertini, Toni Kroos, Josep “Pep” Guardiola, Sergio Busquets, Fabinho, Jorginho, N’Golo Kanté, Casemiro.

Tiền vệ mỏ neo là gì? – Anchorman Midfielder

Tiền vệ mỏ neo là gì? Tiền vệ mỏ neo được biết đến với tên gọi quốc tế là Anchorman Midfielder. Vị trí này có chức năng đa phần là giống như chức năng của tiền vệ trụ và tiền vệ phòng ngự. Các cầu thủ tiền vệ mỏ neo sẽ có nhiệm vụ đi bóng lên cánh trên và tham gia vào việc phòng ngự. Trong đó, điểm khác biệt lớn nhất chính là vị trí tiền vệ mỏ neo chỉ được kèm duy nhất một cầu thủ đối phương và cầu thủ này phải ở vị trí khác tiền đạo.

Nhiệm vụ của tiền vệ mỏ neo là gì?
Nhiệm vụ của tiền vệ mỏ neo là gì?

Vậy, nhiệm vụ và chức năng chính của tiền vệ mỏ neo là gì? Câu trả lời đó là phá hủy chiến thuật thi đấu của đối thủ và kèm cặp một cầu thủ tiền vệ trung tâm đội bạn. Họ cần phải tạo ra các pha bóng có tính “sát thương cao” để cắt các đường bóng của đối thủ để bóng không thể được chuyền đi. Đặc biệt hơn hết phạm vi phạm lỗi hoặc chuyền bóng của tiền vệ mỏ neo chỉ được xảy ra ở khoảng cách gần.

Một vài cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ mỏ neo xuất sắc có thể kể đến như Claude Makelele, Esteban Cambiasso, Patrick Vieira, Paul Scholes, Michael Essien,hay Nemanja Matic.

Tiền vệ Box to Box là gì?

Rất nhiều người tò mò rằng tiền vệ Box to Box là gì? Vị trí tiền vệ này thường có tên khác là tiền vệ đa năng và được viết tắt là BBM hoặc B2B. Cầu thủ chơi ở vị trí B2B đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau với phạm vi di chuyển linh hoạt và thay đổi liên tục.

Ngoài ra, tiền vệ Box to Box có khả năng di chuyển trên sân rất nhanh. Vì vậy, mà vị trí này còn hay được gọi là tiền vệ con thoi. Ở những khoảnh khắc gay cấn, lịch sử nhất của trận đấu sẽ thường xuất hiện các cầu thủ tiền vệ Box to Box. Có thể thấy họ thường tham gia giúp đỡ cho cánh thủ ở án ngữ trước vạch 16m50 với các cú sút tấn công “búa tạ”.

Tiền vệ Box to Box
Tiền vệ Box to Box

Một vài cái tên xuất sắc trong hàng tiền vệ Box to Box mà ta có thể điểm danh đến như Yaya Toure, Steven Gerrard, Stefan Effenberg, Arturo Vidal, Adrien Rabiot, Ivan Rakitic, Julian Draxler,  Marco Verratti hay Miralem Pjanic. Và tất nhiên không thể thiếu “vua về nhì” Michael Ballack của đội tuyển Đức.

Tiền vệ cánh phải/ Tiền vệ cánh trái – Left Midfielder/Right Midfielder (LM/RM)

Vị trí tiền vệ cánh phải và tiền vệ cánh trái sẽ được bố trí thi đấu ở dọc hai bên biên của sân. Hai vị trí tiền vệ cánh phải và trái này sẽ có nhiệm vụ lùi về sau cánh hỗ trợ phòng ngự cũng như hỗ trợ tấn công khi cần thiết.

Các sơ đồ chiến thuật như 4-5-1 và 4-4-2 sẽ được huấn luyện viên bố trí hai tiền vệ cánh trái và phải ở hai bên biên. Nhiệm vụ chính của họ chính là ngăn cản, phá bỏ đường tấn công ở hai bên sau đó tạt bóng cho tiền đạo.

Vị trí tiền vệ cánh phải và cánh trái
Vị trí tiền vệ cánh phải và cánh trái

Trong các chiến thuật thi đấu hiện nay, nhiệm vụ của vị trí này đã có rất nhiều thay đổi. Thay vì tấn công và chỉ giữ biên hai bên thì ngày nay họ được phép di chuyển qua lại ở vị trí trung lộ mỗi khi cần thiết. Với khả năng di chuyển và lừa bóng linh hoạt, tiền vệ cánh phải và trái có thể đổi vị trí cho nhau và hỗ trợ hàng phòng ngự. Không những thế, họ còn có thể triển khai các cú sút ghi bàn không khác gì cầu thủ tiền đạo.

Một vài cầu thủ nổi bật ở vị trí này được biết đến nhiều hiện nay là Kingsley Coman, Douglas Costa, Serge Gnabry, Arjen Robben và Franck Ribery.

Tiền vệ tấn công – Attacking Midfielder (AM)

Tiền vệ tấn công còn được gọi là Attacking Midfielder (AM) với nhiệm vụ chính là chặn lối di chuyển ra vào của đối thủ trong phạm vi cách cầu môn đối thủ 16m50. Một cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ tấn công cần phải có kỹ năng sút bóng, chuyền bóng tốt và mạnh ở mảng tấn công.

So với sơ đồ thi đấu một cầu thủ tiền vệ tấn công với chức năng hỗ trợ cầu thủ tiền đạo cánh trên thì hiện nay tiền vệ tấn công đã được bố trí với số lượng nhiều hơn ỏ hai bên cánh. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ tấn công, dạt cánh cũng như kiểm soát bóng ở phạm vị hai bên cánh.

Vị trí tiền vệ tấn công
Vị trí tiền vệ tấn công

Thay cho sơ đồ 4-4-2 trước đây thì sơ đồ 4-2-2-2 ra đời đã sử dụng cùng một lúc hai tiền vệ để có thể trải khắp sân vị trí này. Vì vậy, có đôi khi trên sân sẽ có đến bốn tiền vệ tấn công và tạo ra nhiều tình huống đi bóng bất ngờ.

Những cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ tấn công nổi tiếng mà chúng ta không thể bỏ qua là  Rivaldo, Zinedine Zidane, Michael Laudrup, Thomas Muller, Clarence Seedorf, Ronaldinho, Kevin de Bruyne, Luis Figo, Isco, hay Bernardo Silva.

Cần những gì để có thể trở thành người tiền vệ giỏi?

Nắm vững các kỹ thuật bóng đá cơ bản

Điều cần thiết và quan trọng nhất đối với một hậu vệ đó chính là kỹ thuật tốt. Cầu thủ ở vị trí này cần phải có khả năng quan sát và nắm bắt tình hình chính xác trong quá trình thi đấu. Từ đó, họ mới có thể hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất cho đồng đội của mình ở các vị trí khác như phòng ngự cũng như tấn công.

Nắm vững các kỹ năng bóng đá
Nắm vững các kỹ năng bóng đá

Như đã chia sẻ, vị trí tiền vệ sẽ thường xuyên phải thực hiện các pha tranh chấp, giành bóng với đội thủ. Cho nên giữ bóng tốt chính là kỹ năng không thể thiếu của một hậu vệ. Với khả năng xoay người, giữ bóng và kiểm soát bóng tốt thì việc dẫn bóng đến cho đồng đội của mình sẽ diễn ra dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.

Trong một trận đấu bóng đá, người nắm giữ vai trò chủ chốt phần lớn sẽ đều là tiền vệ. Chính vì vậy, để tạo ra những đường chuyền dài và kiến tạo bóng hiệu quả thì hậu vệ cần phải có được các kỹ năng chuyền dài, chuyền ngắn, một chạm dứt khoát và chính xác.

Có thể chất tốt, vững vàng

Một cầu thủ tiền vệ được đánh giá là có thể chất tốt cần phải đảm bảo được các điều kiện như sau:

  • Có thể chơi được phần lớn thời gian 90 phút thi đấu với khả năng tốt nhất.
  • Thể hình vững chắc, cao to để có thể tranh giành bóng một kèm một với đối thủ.
  • Có tốc độ di chuyển nhanh và kỹ năng dẫn dắt bóng hiệu quả.
  • Không ngại va chạm và chịu đựng được các sự va chạm trong quá trình tranh bóng.

Sở hữu các tư duy chiến thuật hiệu quả

Để trở thành một tiền vệ giỏi, cầu thủ cần phải bắt được nhịp của trận đấu nhanh chóng và biết cách làm chủ bóng. Cách chơi của tiền vệ sẽ tác động rất lớn đến thế trận bóng của trận đấu. Chính vì vậy mà trong cách tình huống cấp bách, khó khăn thì tiền vệ cần phải nhạy bén, tinh tường và dứt khoát đưa ra các quyết định đi bóng hiệu quả.

Đưa ra các chiến thuật đi bóng hiệu quả
Đưa ra các chiến thuật đi bóng hiệu quả

Trong một đấu bóng đá, hàng tiền vệ giữa hai đội sẽ là căn cứ để người ta dựa vào khi đánh giá chênh lệch cao thấp của hai đội. Đa phần sẽ có từ 3 đến 4 cầu thủ được huấn luyện viên bố trí đảm nhận vị trí tiền vệ ở những trận đấu lớn và quan trọng.

Chẳng hạn như nhờ vào việc áp dụng sơ đồ chiến thuật này ở 3 mùa Champions League liên tiếp mà CLB Real Madrid đã giành được chức vô địch cao nhất.

Luôn duy trì được tinh thần thi đấu

Đối với một vị trí tiền vệ, dù cho là tiền vệ phòng ngự, tiền vệ trung tâm, tiền vệ cánh phải hay tiền vệ tấn công,… thì tinh thần thi đấu cũng phải luôn được đẩy lên ở mức cao nhất. Trong suốt 90 phút thi đấu, cầu thủ tiền vệ cần luôn duy trì được tinh thần cảnh giác cao ở bất kỳ tình huống cao. Đồng thời, họ cũng phải tự tin với chính khả năng của mình để đưa ra những quyết định đi bóng chính xác nhất.

Như vậy, bài viết vừa rồi chính là những chia sẻ chi tiết nhất về tiền vệ là gì mà 188bet muốn đem đến cho bạn. Hy vọng qua những thông tin bổ ích này, bạn sẽ hiểu hơn về các chức năng và nhiệm vụ của vị trí tiền vệ trong bộ môn thể thao vua này.

Xem thêm:

Sự hình thành và thay đổi của vị trí thủ môn

Sự hình thành và thay đổi của vị trí tiền đạo

Sự hình thành và thay đổi của vị trí hậu vệ